Dù mới ra mắt năm 2021 với tư cách đạo diễn và diễn viên, nhà sản xuất nhưng chỉ với hai bộ phim đầu tayBố giàvà Nhà bà Nữ, Trấn Thành đã kịp nắm giữ 2 vị trí đầu của bảng xếp hạng 10 phim Việt có doanh thu cao nhất phòng vé với 902 tỷ đồng (Nhà bà Nữ:475 tỷ và Bố già:427 tỷ đồng).
Trong tập tiểu luận phê bình điện ảnh Phác thảo điện ảnh Việt Nam thời đổi mới và hội nhậpvừa ra mắt, TS. Ngô Phương Lan - cựu Cục trưởng Cục Điện ảnh có nhắc đến Trấn Thành và loạt phim hiện tượng Bố già, Nhà bà Nữ do anh đạo diễn lập kỷ lục doanh thu.
TS. Ngô Phương Lan viết: "Năm 2021, Trấn Thành xuất hiện như một hiện tượng với hai bộ phim lập kỷ lục doanh thu phòng vé trong lịch sử điện ảnh Việt Nam là Bố giàvà Nhà bà Nữ.
Bố già -Trấn Thành viết kịch bản, vào vai chính, đồng đạo diễn với Vũ Ngọc Đãng và đồng sản xuất, còn Nhà bà Nữ thì Trấn Thành làm biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất và sắm 1 vai. Cả hai phim đều theo hướng bi hài kịch, khai thác đề tài xã hội, về những con người lao động bình thường trong bức tranh đời thường với đủ gam màu của hạnh phúc và đắng cay.
Mỗi phim đều có những thông điệp hay triết lý về mối quan hệ gia đình, sự lựa chọn cách sống, giữ gìn đạo lý con người... và tất cả được 'chuyển hóa' khá sinh động lên màn ảnh, khiến cho một bộ phận không nhỏ - và cũng không thể gọi đó chỉ là 'khán giả bình dân' - cảm thấy xúc động, sẻ chia, như tìm được một phần hình bóng của mình. Trong khi đó, có những nhận xét chê bai nặng lời, cho rằng hai bộ phim của Trấn Thành thiếu ngôn ngữ điện ảnh mà thừa chất tấu hài, ồn ào từ đầu đến cuối, lạm dụng thoại đường phố thô thiển....
Tuy có ý kiến trái chiều, khen hết lời hoặc chê thậm tệ, nhưng phải công nhận rằngBố giàvàNhà bà Nữ là những bộ phim vừa có tính giải trí hấp dẫn, vừa có thông điệp xã hội tích cực, vừa xác lập được kỷ lục doanh thu Việt, lại vừa dần khẳng định một phong cách Trấn Thành trong điện ảnh Việt Nam", trích sách.
TS. Ngô Phương Lan cho rằng một nền điện ảnh phát triển phải có nhiều dòng phim, không nên so sánh dòng phim "đại chúng" với dòng phim nghệ thuật "art house" để cho rằng cái này thành công, cái kia thất bại mà phải thấy rằng mỗi thể loại đều có tiêu chí riêng, dòng phim nào cũng thành công khi đạt được tiêu chí của mình.
Trailer phim 'Nhà bà Nữ'
Mẹ ruột Hoài Linh - Dương Triệu Vũ là người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó điển hình. Được biết trước đây, mẹ ruột Hoài Linh từng có quá khứ khó khăn. Trong khoảng thời gian ba của Hoài Linh vắng nhà, mẹ anh phải vất vả một mình nuôi 5 con và 2 người mẹ già. Có lúc, bà phải sống ở chuồng heo mà người ta mới xây xong và chưa kịp nuôi heo. Bên cạnh đó, mẹ Hoài Linh còn làm nhiều nghề để kiếm tiền nuôi các con.
Mẹ ruột Hoài Linh từng chia sẻ với Zing rằng: "Tôi ở nhà một mình nuôi 5 đứa con với hai mẹ già, là mẹ ông và mẹ tôi. Không có nhà ở. Tại hồi xưa ở Cam Ranh, tới năm 1975 mới chạy vào ở Dầu Giây. Tôi cơ cực đến nỗi phải ở chuồng heo mà người ta mới xây xong (nhưng chưa nuôi heo), tôi bèn lợp lên để ở".
Mẹ ruột Hoài Linh từ lúc trẻ đến khi tuổi cao đều năng động chăm chỉ nên dù ở tuổi xế chiều bà vẫn không ngừng làm việc, đi giao lưu, từ thiện ở khắp mọi nơi.
Có thời gian, bà xuất hiện trong một sự kiện với hình ảnh quý phái khiến khán giả ngỡ ngàng. Không ai nghĩ, mẹ ruột Hoài Linh có thời gian phải chăn lợn để có tiền nuôi các con khôn lớn, trưởng thành.
Có thể thấy, mẹ ruột Hoài Linh từng trải qua khoảng thời gian vất vả nuôi các con, đến nay bà đã được quý tử báo hiếu một cách trọn vẹn. Hoài Linh, Dương Triệu Vũ và các anh chị em luôn hiếu thảo, quan tâm và chăm lo hết lòng cho mẹ.
Dù được con cái chăm sóc, báo hiếu chu đáo nhưng mẹ ruột Hoài Linh vẫn chủ động trong cuộc sống mỗi ngày.
Khi chồng (bà Hoài Linh) còn sống, bà thường cùng các con đưa ông đi du lịch khắp nơi. Khi ông rời cõi tạm, bà cũng là người vượt qua nỗi đau để con cái yên tâm làm việc.
Hiện tại, khi tuổi cao sức yếu, mẹ ruột Hoài Linh mới dừng các hoạt động bên ngoài để yên tâm tĩnh dưỡng. Duy chỉ có điều ở tuổi này bà vẫn lo lắng cho Hoài Linh, lúc anh vướng ồn ào từ thiện. Năm ngoái, khi nói về lùm xùm của con trai, bà tâm sự: "Hoài Linh buồn, nằm im và không nói gì. Hoài Linh nói con không cãi, ai cũng nói lại, thôi con không nói lại đâu. Tôi cũng động viên con là mẹ tin ở con, mẹ không có sợ". Dù mọi chuyện có xảy ra với con, bà vẫn là người mẹ đứng bên Hoài Linh và che chở cho anh.
(Theo GĐXH)
Khảo sát một vòng Hà Nội, từ đường Tân Xuân, Phạm Văn Đồng ra đến Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Đô…, phóng viên ghi nhận nhiều cửa hàng xe máy đã đóng cửa.
Trao đổi qua điện thoại, anh Nguyễn Xuân Thái, chủ một cửa hàng sửa xe trên phố Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm cho biết, cửa hàng của anh bình thường có khoảng 4 – 5 nhân viên. Tuy nhiên, mọi người quê đều ở xa, cửa hàng này anh Thái cũng đi thuê lại, do đó, làm cả năm vất vả, anh đã cho nhân viên nghỉ ngơi 4 ngày để về quê. Đến thứ 3 tuần sau, cửa hàng mới mở cửa trở lại.
Anh Thái cho biết thêm, những ngày trước nghỉ lễ có khá đông người đến cửa hàng sửa chữa bảo dưỡng xe như thay dầu, bơm hơi…
Tại khu vực Cầu Giấy, phóng viên quan sát thấy có khá nhiều cửa hàng đóng cửa. Tuy nhiên, tại khu vực công viên Cầu Giấy, một số cửa hàng sửa xe máy vẫn mở cửa dù lượng thợ và khách chỉ lác đác.
Cùng chung tình trạng với các cửa hàng xe máy, nhiều cửa hàng sửa chữa ôtô những ngày nghỉ lễ 2/9 cũng trong tình trạng cửa đóng then cài. Chỉ có vài cửa hàng rửa xe, bảo dưỡng làm lốp là còn hoạt động.
Anh Đào Quốc Hương, chủ một cửa hàng bảo dưỡng ôtô ở Bắc Từ Liêm chia sẻ, ngày nghỉ lễ, những người có ôtô thường về quê hoặc đi du lịch.
Do đó, trước dịp nghỉ lễ 2/9, quán của anh có rất đông khách đến bảo dưỡng xe. Tuy nhiên, ngày nghỉ lễ khách vắng vẻ. Do đó, năm nào anh cũng cho thợ nghỉ 2- 3 ngày nghỉ lễ.
Theo Lao Động
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!